Trẻ nhà trẻ xa rời mẹ của mình đến trường, đến lớp với cô giáo người mẹ hiền thứ hai của trẻ, trẻ được tương tác với cô với các bạn được vui chơi với đồ vật, đồ chơi. Qua những sự vật sự việc đó chúng đã dần hình thành những kỹ năng sống đơn giản cho mình.
Trẻ nhà trẻ xa rời mẹ của mình đến trường, đến lớp với cô giáo người mẹ hiền thứ hai của trẻ, trẻ được tương tác với cô với các bạn được vui chơi với đồ vật, đồ chơi...... Qua những sự vật sự việc đó đã dần hình thành những kỹ năng sống đơn giản cho trẻ
Trường mầm non Họa Mi với mục tiêu hàng đầu là đào tạo thế hệ học sinh phát triển toàn diện về nhân cách. Nằm ở vị trí xa khu trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 7km. Nhưng điểm trường Kê Nênh các cô giáo luôn luôn tạo niềm tin yêu tới các bậc phụ huynh là chăm sóc và giáo dục con em tận tâm, tận lực. Để các con có kỹ năng sống cho bản thân mình như: Đi học chào bố mẹ, ông bà, đến trường đến lớp chào cô giáo, chào các bạn, một số thói quen khác trong sinh hoạt như đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay, rửa chân khi thấy chân bẩn. Các con còn biết vệ sinh sạch sẽ nhặt rác xung quanh sân trường bỏ vào nơi quy định, ở trong lớp trẻ đã biết không vứt rác ra lớp, không khạc nhổ bừa bãi ra lớp. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các kỹ năng được dạy ở lớp ở trường để ở nhà mình trẻ cũng được trải nghiệm. Hoạt động phản hồi giữa cô giáo với các bậc phụ huynh về các kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ diễn ra hàng ngày và thường xuyên.
Trong lớp nhà trẻ Kê Nênh có cháu Mạnh Huy đầu năm học so với thời điểm hiện tại thì cháu có sự tiến bộ rõ rệt như: cháu không khóc nhè, không đi luôn vào ghế ngồi mà giờ cháu đã biết chào cô, chào mẹ, cất đồ dùng cá nhân rồi mới bước vào lớp.
Bố mẹ cháu thấy vui khi con đã có những kỹ năng sống đơn giản mà khi con ở trường ở lớp được các cô giáo dạy bảo.
Đối với những kỹ năng mà trẻ được học ở trường là rất phong phú như: Kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự lập, kỹ năng làm việc theo nhóm…Các kỹ năng được trải nghiệm và rèn luyện trong suốt quá trình con học nhà trẻ và các lớp mẫu giáo tiếp theo. Các cô giáo đã lên kế hoạch và sắp xếp hợp lí các kỹ năng cho phù hợp với mục tiêu của nhà trường, cũng như kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần ngày của các con.
Giáo dục và rèn kĩ năng sống cho trẻ nhà trẻ là một hoạt động rất quan trọng, bởi vì qua đó dần dần hình thành những thói quen tích cực giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Đối với trẻ ở lớp nhà trẻ Kê Nênh tôi đã dạy các con cần phải nhận biết được người quen và người lạ, không đi theo người lạ, không nhận quà của người lạ đưa cho. Tôi đã cho các con trải nghiệm tình huống là: Một cô giáo A đóng giả người lạ đến cho quà và bế cháu D đi, nhưng các con đã được cô giáo nhăc nhở trước nên tình huống xảy ra khá bất ngờ, các con đã xúm lại kéo áo của cháu D, đánh cô A, và la hét thật to. Khi được cô giáo giải thích là chỉ là tình huống giả vờ thì cả cô và các con được một trận cười thật vui.
Tình huống trên được cô giảng lại cụ thể là các con không được theo người lạ, khi người lạ cho quà thì con không được nhận. Khi bị bắt đi lên xe của người lạ thì kêu cứu thật to, và nhờ người đến giúp. Tuy rằng là tình huống giả định nhưng các con đã phần nào ý thức được rằng làm như vậy là đúng, làm như vậy là hay.
Mặt khác ở điểm trường cũng đã rèn các con làm việc theo nhóm, đoàn kết và kỷ luật, chơi vui vẻ bên nhau qua các trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, luồn luồn cổng dế, kéo co… Trẻ đến trường được chơi, được học bên các bạn “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Chúng ta khẳng định rằng: giáo dục kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, độ tinh nhạy và tâm lý. Do đó, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đạt hiệu quả , trường mầm non cần phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động của trường và sự phát triển tâm sinh lý, nhận thức của trẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống.