TUYỀN TRUYỀN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

Chủ nhật - 17/03/2024 22:16
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu và là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non nhằm góp phần tạo ra: “Con người mới” với đầy các mặt “Đức, trí, thể, mĩ”. Dạy kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trong bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết tự lâp, biết tự phục vụ, sống tự tin, hợp tác tự bảo vệ bản thân trước người lạ, biết giao tiếp ứng xử với ông bà, bố mẹ….Dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh.
TUYỀN TRUYỀN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu và là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non nhằm góp phần tạo ra: “Con người mới” với đầy các mặt “Đức, trí, thể, mĩ”. Dạy kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trong bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết tự lâp, biết tự phục vụ, sống tự tin, hợp tác tự bảo vệ bản thân trước người lạ, biết giao tiếp ứng xử với ông bà, bố mẹ….Dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh.
Nhằm tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách
nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên, hoạt động không gò bó, hướng đến mục
tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực, nền tảng đó là thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. Giúp trẻ tự tin, tự lâp, mạnh dạn, vững vàng…..chủ động hơn trong cuộc sống.
* Một là : Xác định rõ kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ ở lớp.
Để có được kết quả tốt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì việc trang bị kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là hết sức cần thiết, bởi xác định rõ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục của trẻ
Giáo dục kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Giáo viên thường trò chuyện, cùng chơi, cùng học với trẻ để phát triển sự tự tin ở trẻ, trẻ cần được yêu thương và tôn trọng qua đó giúp trẻ biết mạnh dạn không sợ nói trước đông người trẻ cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và trẻ tự tin làm điều mình nghĩ và biết bầy tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Giáo dục kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ: Có thể nói kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp tăng cương tính độc lập và cảm giác về sự thành công .Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có trách nhiệm sống hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh các nhân, tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc áo, tự xúc cơm ăn.
          Giáo dục kỹ năng sống hợp tác: Tôi dạy trẻ qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát và xử lý tình huống khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ . Qua đó tôi giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, chia sẻ công việc với bạn, chia sẻ đồ chơi với bạn, nhường nhịn bạn đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
         Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ: Dạy trẻ kỹ năng phân biệt nguy hiểm là dạy trẻ học cách nhận biết những hành động đúng và kịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống nguy hiểm sảy ra với trẻ. Như các mối nguy hiểm trong nhà như : Dao, kéo, điện, nước nóng, và các mối nguy hiểm ngoài xã hội như quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp,..... Ngoài ra còn có những mối nguy hiểm bất ngờ như cháy nổ, chó cắn, ong đốt, ngộ độc. Các mối nguy hiểm ngoài môi trường động đất, lũ lụt, bị sa vào vùng lầy, sông nước. Không những thế dạy kỹ năng tự bảo vệ còn dạy cho trẻ kỹ năng tự xoay sở. Như chúng ta đã biết không phải những vẫn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách dễ dàng, vì vậy giáo viên sẽ phải truyền đạt cho trẻ khi đối mặt với thử thách lớn và không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên cạnh để  giúp đỡ trẻ giải quyết vấn đề.  
Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử : Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng nền tảng giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ. Vì vậy giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học.
Giáo dục kỹ năng biết quan tâm giúp đỡ người khác: Không bao giờ là quá sớm khi dạy trẻ học cách quan tâm và giúp đỡ người khác. Việc thực hiện và rèn luyện hành động đó nhiều lần ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ xây dựng được nền tảng vững chắc để phát triển, hoàn thiện nhân cách khi lớn lên.Tôi thường dạy trẻ cách giúp đỡ cô giáo như lau dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc, giúp cô giáo chuẩn bị đồ dùng dạy học, giúp đỡ bạn trong lớp thay quần áo....Đó cũng là một cách giúp trẻ hình thành kỹ năng quan tâm giúp đỡ người khác.
* Hai là : Tạo môi trường dạy kỹ năng sống cho trẻ ở lớp.
Để tạo môi trường học tập cho trẻ tôi quan tâm chú trọng xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, để giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất tôi đã tạo môi trường như sau:
Môi trường trong lớp học: Cửa lớp được trang trí thân thiện, màu sắc hài hòa, ngoài ra được bổ sung các biểu tượng cảm xúc được gắn ngay cửa lớp trẻ được trải nghiệm cảm xúc ngay khi đến lớp. Trong lớp học các góc chơi trang trí sinh động, đa dạng đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. Tất cả đồ dùng đồ chơi đều được bố trí  để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất tạo cảm hứng vui chơi cho trẻ. Ngoài ra tôi còn chủ động xây dựng góc kỹ năng tự phục vụ cho bé như: Tết tóc, buộc tóc kỹ năng buộc dây giày, kỹ năng tự chải răng, kỹ năng chải tóc, kỹ năng gấp quần áo....... Trẻ có nhiều cơ hội được thực hành
          Tạo môi trường ngoài lớp học: Có thể nói xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, là trách nhiệm của mỗi nhà giáo, mỗi gia đình, toàn thể xã hội. Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với môi trường xung quanh một cách tốt nhất tôi đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây , nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm… Tôi đã sưu tầm các vỏ cóng xà phòng, hộp bia, hộp kem, và mua các chậu gốm bé, để trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, rau, hàng ngày trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau lá cây,…Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động biết hợp tác cùng nhau trong công việc, hình thành thói quen lao động ở trẻ và tạo tình cảm của trẻ với thế giới thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
        * Ba là: Dạy kỹ năng sống cho trẻ qua tiết học
Tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động học nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn hóa trong cuộc sống của trẻ.                                             
Trong giờ phát triển thể chất: Cô dạy trẻ các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau….
          Trong giờ học khám phá xã hội: Tôi giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia  đình của bé. Ở đề tài này trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, biết kể về các thành viên trong gia đình và những việc trẻ thường làm để phục vụ mình ở nhà, cũng như công việc của các thành viên trong gia đình trẻ.
Qua đó trẻ học được giáo dục kỹ năng sống đó là kỹ năng giao tiếp cởi mở với bạn bè, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ rằng để bạn hiểu, cùng chơi với bạn, biết yêu thương chia sẻ, quý trọng mọi người.    
        Đối với giờ học tạo hình: Với đề tài “ Vẽ ngôi nhà của bé” tôi dạy trẻ biết 
yêu quý ngôi nhà của mình, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng và trẻ biết khi dùng xong đồ dùng thì phải rửa sạch.
Trong giờ học văn học: Thông qua những câu chuyện hay, có ý nghĩa chuyển tải những thông điệp có giá trị , giúp trẻ có được những kỹ năng sống quý báu. Vì vậy tôi lựa chọn các tác phẩm có giá trị, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi để dạy trẻ.
Trong giờ dạy âm nhạc: Khi cô dạy trẻ bài hát “ Rửa mặt như mèo” thông qua bài hát đó cô giáo dục trẻ thói quen, tự giác, biết tự vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày.
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tính thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào chủ đề trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó hình thành kỹ năng sống cho trẻ sau này.
*Bốn là: Dạy kỹ năng sống thông qua hoạt động chiều
Đây là hoạt động giáo viên cung cấp những kỹ năng mới cho trẻ, những kỹ năng mà trẻ chưa làm được, cô cho trẻ quan sát tranh ảnh, dạy trẻ đọc các bài thơ, bài hát, kể cho trẻ nghe những câu chuyện mang tính giáo dục như: Gấu con bị sâu răng, bài thơ bé ơi, rửa mặt như mèo, chiếc khăn tay.……để giáo dục ý thức tự phục vụ và cho trẻ học được các kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ kỹ năng trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
*Năm là: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ
Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Vì vậy giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về  tình hình của trẻ ở nhà và sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động, trẻ hay nghịch thì tôi luôn tranh thủ đến tận nhà để trực tiếp gặp gia đình của cháu trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ có biện pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập và phối hợp với phụ huynh làm các đồ dùng, đồ chơi dạy kỹ năng sống cho trẻ và giúp cho phụ huynh hiểu được tầm quan trong của việc dạy kỹ năng sống.

  






 

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thơm

Nguồn tin: Trường mầm non Hoạ Mi, TP. Điện Biên Phủ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Thầy cô đang ghé thăm website thuộc cấp học nào?

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
Đ/c: Bản Tà Lèng, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0378 631 424 - Email: thammnhoami@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây