KẾ HOẠCH Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong trường Mầm non Họa Mi năm 2024

Thứ hai - 18/11/2024 04:41
Thực hiện công văn số 1726/PGDĐT-GDMN ngày 12/11/2024 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; Kế hoạch 3166/KH-UBND ngày 08/11/2024 của UBND thành phố Điện Biên phủ về Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
Trường Mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong trường Mầm non Họa Mi năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-  Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, CB-GV-VN trong đơn vị trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
-  Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã
hội, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt
là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em.

- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm
hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, CB-GV-NV trong đơn vị. Cung cấp thông tin, nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.

- Chú trọng công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
- Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động phải được tiến hành đồng bộ, bảo đảm hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Chủ đề
Tháng hành động năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng
quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng

giới và xóa bỏ bạo lực trên cở sở giới”.
2. Thời gian: Từ ngày 15/11/2024 đến ngày 15/12/2024.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Xây dựng và hướng dẫn CB,GV,NV triển khai Tháng hành động đồng bộ, có trọng tâm.
2. Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, trường Mầm non Họa Mi triển khai các hoạt động Tháng hành động năm 2024 phù hợp với tình hình thực tế:
+ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới: Tổ chức tuyên truyền về chủ đề, thông điệp qua Treo băng rôn, khẩu hiệu : “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”; tuyên truyền về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội… trên hệ thống phát thanh ở đơn vị, qua hệ thống mail, qua nhóm Zalo trường, của các nhóm lớp.
+ Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2024 nói riêng.
+ Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột ở đơn vị.(nếu có)
+Tăng cường hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin của đơn vị để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh hiểu về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, Đặc biệt chú trọng đến việc tăng cưòng thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở
giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội
Cập nhật các tin, các hoạt động triển khai Tháng hành động tại đơn vị để đăng tải trên trang Web của đơn vị.

+ Thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới, phòng ngừa,
ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào các chương trình, kế hoạch giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi.

+Tăng cường tập huấn công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ,
công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái cho đội ngũ giáo
viên.

+ Thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt
giới tính, độ tuổi, dân tộc ở ở đơn vị.

3. Bộ nhận diện truyền thông của đơn vị (có Phụ lục 01 kèm theo).
4. Thông điệp truyền thông ở đơn vị: “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu
thương”(Theo phụ lục 2 đính kèm).
5. Những hoạt động chính
5.1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2024
Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12/2024 ở đơn vị với nội dung và hình thức, cụ thể như sau:

- Nội dung: Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em hiệu
quả, sáng tạo và có sức lan tỏa ở đơn vị đảm bảo hiệu quả, thu hút đông đảo sự
tham gia trực tiếp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng
những hoạt động thiết thực hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Hình thức: Tọa đàm, lồng ghép trong hoạt động giảng dạy, giáo dục … về chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
5.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và
phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới:

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chi bộ đảng, thủ trưởng đơn vị, vai
trò của các tổ chức đoàn thể trong chỉ đạo và triển khai công tác bình đẳng giới
và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ
lãnh đạo các cấp; kiến nghị kịp thời các biện pháp, chính sách có liên quan đến
công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ.

- Tăng cường các hoạt động về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản
lý, lãnh đạo và năng lực của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch vào các chức
danh lãnh đạo, quản lý tại đơn vị;

- Phối hợp cùng với Công đoàn cơ sở các cấp để tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về bình đẳng giới phù hợp với từng đối tượng thông qua các buổi hội
họp.



- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc triển khai thực hiện
công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại cơ quan, đơn vị thuộc
thẩm quyền quản lý.

- Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các chương
trình, kế hoạch hoạt động giáo dục của đơn vị.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và
hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành
tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở
giới. Đồng thời thực hiện đầy đủ công tác bình chọn, xét các giải thưỏng của
phụ nữ, thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác đề nghị xét tặng kỷ niệm chương vì
sự phát triển phụ nữ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng: Xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong trường Mầm non Họa Mi năm 2024 tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường
2. Phó hiệu trưởng: Phối hợp với các đoàn thể tổ chức thực hiện kế hoạch,
chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung lồng ghép giới trong KHGD và tổ chức các
hoạt động có lồng ghép giới phù hợp với từng độ tuổi, đồng thời kiểm tra, giám
sát việc thực hiện công tác Bình đẳng giới trong các đợt kiểm tra các hoạt động
chuyên môn và báo cáo qua mail về trước ngày 19/12/2024.

3. Công đoàn: Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

5. Giáo viên- nhân viên: Phối hợp thực hiện lồng ghép nội dung bình
đẳng giới vào KHGD phù hợp với nhận thức của trẻ và thực hiện tuyên truyền
với phụ huynh qua các hình thức.

Trên đây là kế hoạch Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và
phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong trường Mầm non Họa Mi năm 2024. Tập thể CB-GV-NV cùng nghiên cứu thực hiện./.


 
Nơi nhận:
- CB,GV,NV (để t/h);
- Lưu VT./.
P.HIỆU TRƯỞNG




       Nguyễn Thị Hằng



















PHỤ LỤC 1
Bộ nhận diện truyền thông của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới

1. Hình ảnh:
- Nhìn thoáng là 1 trái tim.
- Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một.
- Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi.
- Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng
- là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch được thực hiện tại hơn 57 quôc gia trên thế giới.
2. Màu sắc:

- Màu cam đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến
dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam
giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.















PHỤ LỤC 2
Thông điệp tuyên truyền huởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phòng ngùa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 18 /11/2024 của trường MNHM)
STT Nhóm khẩu hiệu,
thông điệp
truyền thông

 


Nội dung
 
1 Luật pháp, chính
sách,
chủ trương

 
- Hưởng ứng Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
- Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.
Giới tính không quyết định năng lực và trình độ. Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.

- Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên
cơ sở giới.

- Hành động ngày hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.
- Nam, nữ bình quyền, xã hội phát triển
- Ưu tiên nguồn lực cho phụ nữ và trẻ em gái.
- Nâng cao vai trò của phụ nữ giúp hòa bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu
2 Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới

 
- Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
- Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị
xử lý nghiêm minh.

- Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
- Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình  dục phụ nữ và trẻ em.
- Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.
- Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.
- Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và
người bị xâm hại.

- Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành
vi sai trái.

- Không đổ lỗi cho người bị bạo lực.
- Không phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng
3 Huy động sự tham gia của nam giới và xã hội - Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
- Việc nhà không của riêng ai.
- Mình là đàn ông, mình không gây bạo lực.
- Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
Đ/c: Bản Tà Lèng, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0378 631 424 - Email: thammnhoami@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây