KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019 - 2020

Thứ sáu - 14/02/2020 00:46

 

PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
 
Số: …../KH-MNHM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

                                       Điện Biên Phủ, ngày  2 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH
 PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 NĂM HỌC 2019 - 2020
 

          Thực hiện công văn số 246/ PGDĐT ngày 19 tháng 4 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác kế hoạch, tài chính năm học 2019 – 2020.
          Trường Mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm học 2019 - 2020 như sau:
Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục  và Đào tạo năm học 2019 – 2020 gồm 2 phần
          A: Phần thứ nhất: Các bảng số liệu ( Có biểu đính kèm)
          B: Phần thứ hai: Báo cáo thực trạng và kế hoạch                                        
         I . Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 (năm học 2017 – 2018) và ước thực hiện kế hoạch năm 2018 (năm học 2018 – 2019).
          1. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017. ( Năm học 2017 – 2018)
          1.1: Hệ thống trường, lớp học.
          Trường mầm non Họa Mi nằm trên địa bàn xã Tà Lèng thành phố Điện Biên Phủ. Trường có 1 trường với 6 lớp:  Trung tâm 3 lớp; Kê Nênh 2 lớp, Nà Nghè 1 lớp. các điểm trường cách trung tâm trường từ 5 - 7 Km, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp,  đời sống của phụ huynh học sinh còn nghèo.
          Trường xây dựng kế hoạch trường chuẩn Quốc gia vào cuối năm 2017. Theo kế hoạch chuẩn xây dựng nông thôn mới.
           1.2. Quy mô học sinh, tỷ lệ huy động.
          Tổng HS toàn trường: 109 trong đó: Nữ 59 . Dân tộc 105, nữ dân tộc 56.
96,4 % các em là con em các dân tộc: Khơ Mú, Hơ Mông, Thái. Tày, Mường
( So với năm học trước Học sinh Nhà trẻ tăng 3 cháu, học sinh MG giảm 3 cháu.)
           - Tổng số 109 cháu được chia làm 6 nhóm, lớp cụ thể như sau:
          - Nhà trẻ: 2 lớp = 34 trẻ.
          - Lớp Mẫu giáo: 4 lớp = 75 trẻ.
          + Lớp MG bé 3-4 tuổi: 1 lớp = 13 trẻ.
          + Lớp MG G 3-4-5 tuổi: 2 lớp = 39 trẻ.
          + Lớp MG G 4-5 tuổi: 1 lớp = 23 trẻ.
          - Số lượng trẻ trong độ tuổi trên địa bàn xã: 142 cháu
          - Số trẻ ra lớp: 108/142 = 76%
          - Số trẻ nhà trẻ huy động ra lớp: 35/69 đạt tỷ lệ huy động 50,7%
          - Số trẻ mẫu giáo huy động ra lớp: 73/73 đạt tỷ lệ huy động 100%
          - Trẻ 5 tuổi ra lớp: 29/29 đạt 100 %
           Hạn chế: Mức tiền ăn của trẻ còn thấp do kinh tế phụ huynh còn nghèo.
          Hướng khắc phục: Làm tốt công tác XHH, huy động các nguồn đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ gạo, cho trẻ ăn bán trú ở trường.
          1.3 Chất lượng giáo dục
         a. Về chất lượng học sinh.
        * Chất lượng chăm sóc:
          Hàng năm 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ;
        + Cân nặng:
          Trẻ cân nặng bình thường: 104/109 đạt 95,4%; Nữ 57/59 đạt tỷ lệ 96,6%; Nữ dân tộc: 54/ 57 đạt tỷ lệ 94,7 %
          Trẻ suy dinh dưỡng vừa:  5/109 đạt 4,5%; Nữ 2/5 đạt tỷ lệ 40%; Nữ dân tộc: 2/2 tỷ lệ 100%
        + Chiều cao:
          Trẻ cao bình thường104/109 đạt 95,4%; Nữ 57/59 đạt tỷ lệ 96,6%; Nữ dân tộc: 54/ 57đạt tỷ lệ 94,7 %
          Trẻ thấp còi độ I:  5/109 đạt 4,5%; Nữ 2/5 đạt tỷ lệ 40%; Nữ dân tộc: 2/2 tỷ lệ 100%
 giảm 3 % so với năm học trước.
100% trẻ an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
          Số lượng học sinh đăng ký ăn bán trú: 109/109 = 100% tăng 5,7 % so với năm học trước
        *. Chất lượng giáo dục:
         Bé chăm: 103/109 = 94,5%
         Bé ngoan: 109/109 =100%.
         Bé sạch: 109/109=100%
         Bé khỏe, bé ngoan: 78%
        Các lĩnh vực phát triển:
         + Phát triển thể chất:  103/109 = 94,5%
         + Phát triển nhận thức: 103/109 = 94,5%
         + Phát triển ngôn ngữ:  103/109 = 94,5%
         + Phát triển tình cảm - xã hội: 103/109 = 94,5%
         + Phát triển thẩm mỹ:   70/75 đạt 93,3%
         Huy động 100% trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi ra lớp. Không có học sinh bỏ học.
         - Nhà trường đã triển khai 6/6 nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN mới.
         - 100% trẻ dân tộc được học tăng cường tiếng việt, đặc biệt là trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
        - Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Nhà trường đã triển khai giáo viên xuống điều tra tại các điểm bản làm tốt công tác điều tra , khớp số liệu với TH, đã hoàn thiện vào phần mềm và gửi phòng theo đúng quy định. Duy trì
tốt các tiêu chí đạt chuẩn PC GDMNTENT. Trung tâm, điểm bản đều có bồn hoa, cây cảnh và vườn rau xanh tốt.
        - Tình hình xây dựng nông thôn mới; Xã Tà Lèng xây dựng và hoàn thành các tiêu chí đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017.
          1.4. Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
         * Thuận lợi: Tổng số toàn trường 13 CBGV. Trong đó: CBQL: 3; GV: 10 người.
         100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Cơ bản giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Hàng năm tiếp tục được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.
         100% giáo viên có trình độ Tin học A trở lên, thường xuyên sử dụng mạng Internet phục vụ công tác giảng dạy; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: soạn bài trên máy tính, trình chiếu Powerpoint, 37,5% giáo viên biết thiết kế bài giảng điện tử e-learrning.
         Chất lượng chuyên môn của GV ngày một nâng lên. GVG đạt: 100%.
        * Khó khăn: Giáo viên tuổi đời cao chiếm 50%, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế, Địa bàn trường rộng giáo viên dạy ở các điểm bản nên công tác quản lý, chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ đào tạo: Đại học: 6; Cao đẳng: 3; Trung cấp: 1.
        * Giải pháp khắc phục: Xây dựng đề án vị trí việc làm đề nghị bổ xung giáo viên vào những năm học tiếp theo.
         1.5. Kết quả thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương đối với học sinh, đối với giáo viên và chính sách đối với nhà trường.
         Nhà trường thực hiện đầy  các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh.
          * Đối với Giáo viên: Lương, thưởng, phép, ốm đau thai sản...
          * Đối với học sinh:
          Năm 2017: Cấp bù học phí 71 trẻ; Hỗ trợ chi phí học tập: 21; Hỗ trợ theo QĐ 239: trẻ 5 tuổi; 27; Hỗ trợ theo QĐ 60: 79.
          Năm 2018: Miễn giảm học phí 78 trẻ; Hỗ trợ chi phí học tập: 22; Hỗ trợ theo QĐ 239: trẻ 5 tuổi; 27; Hỗ trợ theo QĐ 60: 8 trẻ.
           1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
          Trường có tổng số 23 phòng, trong đó phòng học: 7 phòng. Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học, số bàn ghế đúng quy cách bảo đảm đúng, đủ cho học sinh nhà trường.
           Trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi đầy đủ theo Thông tư 02/TT-BGDĐT.
          1.7: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
          Nhà trường đạt các tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 1 tại thời điểm tháng 2 năm 2018
         Rà soát các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên....trình phòng GD&ĐT thành phố có kế hoạch đầu tư bổ sung.
           1.8: Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục:
           * Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm cuả các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn ủng hộ.
         * Khó khăn: Đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, phụ huynh sống bằng nghề làm nương rẫy, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, công tác xã hội hóa còn chậm.
           Kết quả đạt được:
          * Tổng số tiền XHH là: 2.000.000 đ
          + Công ty tư vấn và xây dựng Hải Đăng  2.000.000 đ tặng các cháu mua quà tết trung thu
          * Tổng số gạo: 400 Kg
          + Doanh nghiệp Đức Linh: 100 Kg gạo;
          + Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbanr: 200 Kg gạo
         + Trường tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ: 100Kg gạo
         * Tổng  số quà: 228 cái áo rét.
         + Lực lượng An ninh công an thành phố Điện Biên Phủ tặng các cháu 115 chiếc áo rét.
         + Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbanr: tặng các cháu 113 chiếc áo rét.
          * Tổng số ngày công: 145 công.
          + Phụ huynh đóng góp 110 ngày công dọn dẹp vệ sinh, cải tạo môi trường lớp học sạch đẹp.
         + Các chiến sỹ đơn vị kết nghĩa Đại đội 11, Lữ đoàn 82 hỗ trợ 35 công lao động sửa chữa sân bê tông 30m2 sân trường, tôn nền nhà để xe, cổng phụ.
          1.9. Đánh giá về công tác thông tin, truyền thông
           + Công tác thông tin kịp thời, chính xác đúng văn bản chỉ đạo của cấp trên theo quy định.
          + Công tác truyền thông được thực hiện thường xuyên, nhà trường giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách mảng công nghệ thông tin có trách nhiệm làm tốt công tác thông tin truyền thông, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của nhà trường.
           1.8. Đánh giá chung:
          * Những kết quả đạt được:
          - Mạng lưới trường lớp ngày càng được đầu tư khang trang sạch, đẹp.
          - Duy trì số lượng học sinh ổn định Tỷ lệ học sinh 3-5 tuổi 100%, 0-2 tuổi 50,7% đạt chỉ tiêu cấp trên giao.
          - Chất lượng chăm sóc giáo dục được giữ vững và nâng cao hơn so với năm học trước;
          - Duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn PCGDMNTNT;
          - Việc ứng dụng tốt CNTT vào công tác quản lý, dạy và học;
         - Thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình GDMN lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
          - Tổ chức tốt các hội thi cho GV và học sinh.
          - Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
          - Trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.
          - Đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2017.
          - Công tác XHH GD ngày càng được quan tâm.
          - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
          * Khó khăn, vướng mắc.
          - Một số giáo viên tuổi đời cao, còn hạn chế trong giảng dạy. Đặc biệt là các môn năng khiếu: Âm nhạc, tạo hình.
          - Kinh tế của phụ huynh còn nghèo nên khó khăn trong công tác thu nộp học phí và các khoản đóng góp xã hội hóa giáo dục. Việc đóng góp cho các cháu ăn, ngủ tại trường không đều.
          2: Ước tình hình thực hiện năm 2018 (năm học 2018-2019)
           - Tổng số học sinh toàn trường: 110 cháu được chia làm 7 nhóm, lớp.
          - Nhóm trẻ: 3 lớp = 40 trẻ
          - Lớp Mẫu giáo: 4 lớp = 70 trẻ
          - Số lượng trẻ trong độ tuổi trên địa bàn xã: 167 cháu
          - Số trẻ nhà trẻ huy động ra lớp: 40/80 đạt tỷ lệ huy động 50%
          - Số trẻ mẫu giáo huy động ra lớp: 70/70 đạt tỷ lệ huy động 100%
          - Trẻ 5 tuổi ra lớp: 26 đạt 100 %
          - Trẻ phát triển chiều cao bình thường: 95%
          - Thấp còi độ 1: 5 %
          - Trẻ phát triển cân nặng bình thường: 95%
          - Trẻ suy dinh dưỡng vừa: 5%
          - Số trẻ được tổ chức ăn trưa tại trường là 100 trẻ.
          II . Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2019 (Năm học 2019 – 2020)
          1 . Các căn cứ xây dựng kế hoạch
         Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ xã Tà Lèng số 24-NQ-ĐU ngày 30/1/2018 về  mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2018.
          Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Tà Lèng giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025;
         Căn cứ Chương trình số 167/CTr –PGDĐT ngày 21/04/2016 của phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ về phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2015-2020. Căn cứ kế hoạch phát triển quy mô trường lớp của trường Mầm non Họa Mi giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025.
           2. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch.  
            2.1. Mục tiêu        
          a. Mục tiêu chung.
          Xây dựng giáo dục mầm non Họa Mi xã Tà Lèng phát triển cân đối về cơ cấu và quy mô, nhằm thu hút học sinh đến trường duy trì bảo đảm đầy đủ sỹ số học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao đáp ứng với nhu cầu phát triển Giáo dục của Thành phố Điện Biên Phủ nói chung và của xã Tà Lèng nói riêng. Từng bước nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc xã Tà Lèng.
            Đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện kỹ năng sống cho học sinh mầm non cũng như biết tôn trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc mình .
           b. Mục tiêu cụ thể
            * Về cơ sở vật chất nhà trường lớp học.
             Tham mưu với ủy ban nhân dân xã, thành phố Điện Biên Phủ, phòng Giáo dục đào tạo thành phố tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí làm đường nước sạch ở điểm bản Nà Nghè, sửa chữa nâng cấp khu trung tâm,  khuân viên trường lớp ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện.
             * Về đội ngũ cán bộ giáo viên .
            Bảo đảm đủ về số lượng theo biên chế, nâng cao về chất lượng đội ngũ. Có 100 % giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, không có giáo viên yếu, kém.
             Nhà trường tham mưu với phòng giáo dục thành phố tăng cường điều động luôn chuyển giáo viên.
           Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên tham gia học lớp quản lý giáo dục, 2 đ/c cán bộ học lớp trung cấp lý luận chính trị. 100% CBGV bồi dưỡng chuyên môn hè, BDTX, học tập bồi dưỡng chính trị. Bồi dưỡng nâng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
            2.2. Chỉ tiêu năm 2019
            2.2.1: Chỉ tiêu giai đoạn 2019 - 2021
            Trường duy trì và nâng cao tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
             Tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo đạt 100%
             Tỷ lệ huy động học sinh nhà trẻ đạt từ 50% trở lên.
            Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 93% trở lên
            Tỷ lệ trẻ trẻ có chiều cao, cân nặng bình thường đạt từ 93% trở lên.
           2.2.2 Chỉ tiêu năm 2019 - 2020
           Toàn xã có 1 trường mầm non;
           Tổng số lớp: 7 lớp.
          Năm học 2019-2020 ước tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trên 51%;                                               
                                                  Tỷ lệ huy động Trẻ Mẫu giáo 100%.
           Tổng số học sinh toàn trường:110 cháu được chia làm 7 nhóm, lớp.
          - Số lớp 7; số học sinh 110 cháu. Trong đó:
                         + Số lớp: Nhà trẻ 03 lớp, Mẫu giáo 04 lớp
                         + Tổng số Học sinh: Nhà trẻ 40 học sinh, Mẫu giáo 70 học sinh.
         Trường có 3 điểm trường: 1 điểm trung tâm + 2 điểm lẻ Kê Nênh và Nà Nghè.
                       + Điểm trung tâm đặt tại bản Tà Lèng  có 3 lớp.
         Trong đó: Lớp MGG 1 lớp với 20 học sinh.
                      Lớp MGB 1 lớp 10 học sinh
                      Lớp Nhà trẻ 1 lớp với 20 học sinh
                     + Điểm Kê Nênh có 2 lớp: 1 lớp mẫu giáo ghép 20 học sinh
                                                                1 Lớp Nhà trẻ 1 lớp 10 học sinh.
                     + Điểm Nà Nghè có 2 lớp: 1Lớp MGG với 20 học sinh.
                                                              1 Lớp Nhà trẻ 1 lớp 10 học sinh
                     * Về chất lượng giáo dục học sinh.
                      a) Chất lượng chăm sóc:
                   - 100% trẻ được cân, đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.
                  - 100% trẻ được đảm bảo an toàn, không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm.
                  - 100% trẻ được tiêm và uống vác xin phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
                  - 93% trẻ có cân nặng và chiều cao ở mức bình thường.
                  - Số trẻ đăng ký ăn trưa tại trường 100%
                   b) Chất lượng giáo dục:
                 Bé chăm: 93%.
                 Bé ngoan: 100%.
                 Bé sạch: 100%
                 Các lĩnh vực phát triển: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ đều đạt từ 93% trở lên.
                 Tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt trên 93%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 7%.
                 * Chất lượng của giáo viên
               Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 100%. Trong đó tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 90% .
               100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác.
               Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 100%.
               Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp thành phố  40%.
               Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp tỉnh  10%.
               * Chất lượng của CBQL
                Tỷ lệ cán bộ quản lý đã qua đào tạo cán bộ quản lý: đạt 100%
               Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, tốt: 100%.
                100% CBQL sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy.
               * Công tác Phổ cập giáo dục: Trường làm tốt công tác duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn PCGDMNTE5T.
               * Xây dựng xã nông thôn mới theo kế hoạch của UBND tỉnh Điện Biên
               * Cở sở vật chất, trang thiết bị: Hàng năm nhà trường rà soát cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Làm tờ trình xin bổ xung để đảm bảo nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo thông tư 02/TT-BGDĐT.
               * Phát triển giáo dục dân tộc:
               - Toàn trường có 96,4% trẻ em dân tộc H.Mông, K.Mú, Mường và dân tộc thái.
               - 100%  các cháu được học tăng cường tiếng việt theo quy định.
               - 100% các cháu 5 tuổi được chuẩn bị tiếng việt trước khi vào trường Tiểu học.
               - 100% trẻ Mẫu giáo được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
                * Xây dựng các mục tiêu nâng cao các tiêu chí PCGDMNTE5T:
               - Hàng năm nhà trường làm tốt việc nâng cao các tiêu chí để duy trì đạt chuẩn PCGDMNTE5T như:
               a) Tiêu chí về cơ sở vật chất:
                -  Số phòng học đạt tỷ lệ 01 phòng học/lớp (nhóm);
             -  Phòng học lớp năm tuổi được xây bán kiên cố; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ, phòng học bảo đảm an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng;
             - 100% lớp năm tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo quy định;
           - Trường học đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước; có nhà bếp; công trình vệ sinh đủ và đạt yêu cầu; sân chơi có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời.”
             b)   Tiêu chí về đội ngũ Giáo viên
            - 100% giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;
            - Giáo viên dạy lớp năm tuổi đủ số lượng theo quy định hiện hành;
            - 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có 100% đạt trình độ trên chuẩn.
              c) Tiêu trí về học sinh:
            - Huy động 100% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 95% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi);
              - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 93% trở lên;
              - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) dưới 7%.
              3. Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học
             - Năm học 2019 – 2020 có 7 phòng học bán kiên cố. 7 lớp có đủ đồ dùng theo thông tư 02.
             - Kế hoạch:
              Xây dựng kế hoạch dự trù xin bổ xung những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã bị hỏng.
              4. Đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện kế hoạch.
              Để thực hiện kế hoạch năm 2019 đạt kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp sau:
              - Xây dựng quy chế và nề nếp hoạt động của nhà trường.
           - Hoàn thiện, ổn định bộ máy tổ chức của nhà trường. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên và giao trách nhiệm cụ thể.
             - Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp. Phấn đấu huy động trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp đạt 100% .
             - Tuyên truyền với PHHS đưa con em tới trường, lớp đông đủ. Đảm bảo Bé chăm đạt trên 93%.
              - Đào tạo bỗi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
            - Tập trung công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Xây dựng các tiết mẫu, tổ chức dạy chuyên đề cấp trường, cụm, sinh hoạt chuyên môn tổ…
            - Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các trường điểm trong thành phố.
           - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm 2019 ( năm học 2019 - 2020 )
            -  Đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chương trình mới.
               - Tích cực ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học.
              - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
           - Thực hiện nghiêm túc chế độ thời gian biểu cho trẻ. Tổ chức duy trì tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ. Động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, các hội thi.
             - Thực hiện chu đáo các điều kiện phục vụ các hoạt động của trẻ.
           - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ dưới nhiều hình thức, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho GV làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục.
            - Tổ chức đánh giá trẻ đảm bảo theo quy định. Trẻ nhà trẻ thực hiện đánh giá hàng ngày, đánh giá theo giai đoạn. Trẻ mẫu giáo đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề, cuối năm học. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đánh giá nghiêm túc theo thông tư 23/TT - BGD&ĐT. Quy định bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
              - Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, P Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên theo quy định.
              - Đề xuất, Đầu tư mua sắm các tài liệu, đồ dùng cho các nhóm lớp đảm bảo chất lượng giáo dục.    
             - Tích cực tham mưu để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, yêu cầu và những điều kiện thiết yếu để nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
             - Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư sửa cữa, nâng cấp CSVC, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo Thông tư 02/TT-BGDĐT.
           - Làm tốt công tác XHH từ phụ huynh học sinh về các khoản đóng góp đầu năm cũng như đóng góp công sức lao động xây dựng môi trường sáng- xanh- sạch- đẹp.
          - Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác xây dựng CSVC, tạo cảnh quang môi trường lớp học.
          - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, bảo quản CSVC hiện có để sớm phát hiện mất mát, hư hỏng kịp thời sử lý, bổ sung.
            - Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng và bảo quản CSVC tài sản công, giao tài sản cho từng lớp, tổ, các bộ phận quản lý, bảo quản nếu để mất mát, hư hỏng phải đền bù theo quy định.
            5. Kiến nghị
            5.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo.
            Phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện các nội dung theo đúng kế hoạch.
            Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
            Bổ sung đủ biên chế giáo viên, nhân viên theo quy định.
            Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ. Đặc biệt là các phòng chức năng đạt các tiêu chi trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
         5.2. Đối với UBND xã.
   Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh, chỉ đạo các đoàn thể vận động học sinh đến trường, lớp đầy đủ.                                                   
          Trên đây là xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm học 2019 - 2020 trình phòng giáo dục và đào tạo thành phố Điện Biên Phủ kính mong được sự góp ý bổ xung.
 
 
                  LÃNH ĐẠO PGD&ĐT PHÊ DUYỆT                                            HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
 
                                                                                                                               Đoàn Thị Hồng Thắm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
Đ/c: Bản Tà Lèng, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0378 631 424 - Email: thammnhoami@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây